Tập tính Khỉ đột đất thấp phía Đông

Khỉ đột sống theo đàn dưới sự chỉ huy của một con đực to khỏe nhất. Nhiệm vụ của con đực là lãnh đạo và bảo vệ cả đàn khỏi bị thú dữ tấn công. Kẻ thù nguy hiểm nhất của khỉ đột là loài báo hoa mai rất hung dữ. Khỉ đột có rất ít đối thủ trong tự nhiên ngoài con người và loài báo hoa mai. Chúng dù có thân hình to lớn những có thể leo cây khá tốt. Về đêm, chúng có thể ngủ trên cây. Khỉ đột tỏ ra rất hòa nhã và xấu hổ khi đối mặt với con người. Những gia đình khỉ đột được nuôi dưỡng trong chuồng lồng kính có ngoại cảnh và nội thất như trong rừng xanh nhưng đại gia đình khỉ đột đều ngồi bất động xoay lưng về phía du khách, các khỉ mẹ ôm con thật chặt vào lòng, lấy tay che mắt chúng, miệng gầm gừ[6].

Xã hội

Một gia đình khỉ đột đất thấp miền Đông được dẫn đầu bởi một con lưng bạc

Các nhóm bầy đàn là những con khỉ cư trú ổn định khi chúng ở cùng nhau trong nhiều tháng và nhiều năm tại một thời điểm, giống như cấu trúc của một gia đình. So với các con khỉ đột đất thấp phía Tây, các nhóm khỉ đột ở vùng đất thấp phía Đông thường có quy mô lớn hơn. Những con khỉ đột ở vùng đồng bằng phía đông rất hòa đồng và rất thanh bình, sống trong các nhóm từ hai đến trên 30 tuổi.

Một nhóm thường bao gồm một con lưng bạc, vài con cái và con cái của chúng, những con lưng bạc rất lực và mạnh và mỗi nhóm có một con đực thống trị. Những con đực này bảo vệ nhóm gia đình của chúng khỏi nguy hiểm. Những con đực non bạc sẽ dần dần bắt đầu rời khỏi nhóm sinh đẻ khi chúng đến tuổi trưởng thành, và sau đó sẽ cố gắng thu hút những con cái để thành lập nhóm của riêng nó.

Người ta ít được biết về hành vi xã hội, lịch sử và sinh thái của những con khỉ đột đất thấp ở miền đông, một phần vì cuộc nội chiến tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, một số khía cạnh của hành vi xã hội đã được nghiên cứu như khỉ đột hình thành nhóm liên minh có thể bao gồm hai con đực trưởng thành. Một phần ba số nhóm khỉ đột ở Đông Phi có hai con đực trưởng thành trong nhóm của chúng. Hầu hết các loài linh trưởng liên kết với nhau bởi mối quan hệ giữa con cái, một mô hình cũng thấy ở nhiều gia đình con người.

Một khi chúng đạt đến tuổi trưởng thành, cả hai phái cái và đực thường phải rời khỏi nhóm (một sự điều chỉnh của tự nhiên để tránh tình trạng giao phối cận huyết và khuyến khích sự phát triển của giống loài ở những môi trường mới mẻ). Những con đực thường tham gia vào một nhóm khác hoặc đi theo một con đực trưởng thành lưng bạc, trong khi con đực có thể ở cùng nhau tạm thời liên minh, cho đến khi chúng thu hút, lôi cuốn được những con cái khác và thành lập nhóm của riêng chúng. Người ta thường tin rằng cấu trúc của nhóm khỉ đột là để ngăn ngừa sự giao phối cận huyết.

Thị uy

Một con đực đầu đànMột tác phẩm mô tả cảnh con khỉ đột giết thợ săn, chúng bị văn hóa phương Tây mô tả như nhưng con dã thú hung bạo suốt một thời kỳ dài

Khỉ đột đất thấp miền Đông thường sống dưới mặt đất, đi bằng bốn chân và chỉ đi bằng hai chân khi chuẩn bị đánh nhau, chúng rất hung hãn trong khi chiến đấu và thường chiến đấu tới chết, chúng thường đấm ngực liên hồi để tỏ rõ sức mạnh. Dù vậy, khỉ đột cố gắng tránh các cuộc ẩu đả và chỉ giương oai, diễu võ là chính, chúng thường chạy lướt qua nhau nhổ bật rễ các cây con để thị uy. Thực tế, chúng ít khi gây hại cho những con thú khác.

Còn khi bị đe dọa, con đực sẽ đứng thẳng người và dùng hai tay đấm thình thịch vào ngực để cảnh báo trước khi chiến đấu, tương tự, khi gặp người lạ khỉ đột thường đứng thẳng trên hai chân sau, hai chân trước (chính xác là hai tay) đập vào ngực nó và phát ra tiếng rống thật to để đe dọa đối phương, ở độ cao 2.133m của một vùng núi rừng nhiệt đới, âm thanh của một con khỉ đột đực đập vào ngực có thể phá tan sự im lặng[2].

Mặc dầu ác danh đáng sợ của chúng, phần lớn là dựa trên những quan niệm sai lạc do nhìn thấy những con khỉ đột phá phách trong các vườn thú, nhưng con khỉ này chỉ tấn công khi bị đe dọa[2], khỉ đột gần như không bao giờ hung dữ, chủ yếu là chúng hiền hòa. Rõ ràng là con người có thể gặp một con khỉ đột rồi ra đi mà hoàn toàn không làm sao cả. Nhưng những con khỉ đột đã quen với người nhiều năm rồi và mọi người tiếp xúc với chúng đã biết cách tôn trọng chúng.

Trong những tình huống khác thì khỉ đột có thể thực sự nguy hiểm. Phần lớn sự hung dữ của khỉ đột là với những con khỉ đột khác hoặc các kẻ thù của chúng (báo hoa mai). Chúng sống thành bầy đàn, trong đó một con đực đầu đàn có lưng bạc kiểm soát nhiều con cái và các con nhỏ và bảo vệ cho những con này. Nếu một con đực khác đến gần, con lưng bạc sẽ tìm cách đuổi nó đi. Nó bắt đầu hăm dọa như là gầm gừ, hú hét và đập ngực. Nếu việc này không xong, nó có thể tấn công. Nhiều con lưng bạc có những sẹo ghi dấu ấn từ những đụng độ đó. Kẻ thất bại đôi khi bỏ mạng.

Khỉ đột tấn công con người cũng trong hoàn cảnh tương tự đó là khi nó bị khiêu khích trước, có những trường hợp khỉ đột tấn công và giết người, có người bị đánh, bị gẫy xương sườn, nhưng những đó là hiếm và do lỗi của con người. Những sự cố trong đó con người bị thương hoặc chết vì khỉ đột là xảy ra ở nơi hoang dã do khỉ đột sợ bị tấn công hoặc thực tế bị tấn công. Một con khỉ đột nghĩ rằng nó đang bị nguy hiểm thì trước tiên nó sẽ hăm dọa. Nếu con người tỏ ra không sợ sự hăm dọa, hoặc làm nó giật mình hoặc chặn đường nó, thì nó tự đập ngực thùm thụp, cào cấu và cuối cùng tấn công, còn các con khỉ đột cái thường xuyên tỏ ra hung dữ với người, do chúng không quen với sự có mặt của họ[7].

Ăn uống

Một con khỉ đột trưởng thành đang ăn lá cây, chúng là động vật tiêu thụ lá cây là chủ yếu, một con khỉ đột đực có thể ăn hết 25 kg lá mỗi ngày

Khỉ đột đồng bằng sống tại những khu rừng rậm rạp, đầm lầy và các vùng ngập nước xấp xỉ mực nước biển. Thức ăn của chúng là các loại thực vật như cây mọng nước, chồi non do đó, chúng thường sống trong rừng rậm, nơi có nhiều cây cối và đó là nguồn thực phẩm quan trọng của chúng. Tuy có thân hình to lớn và dữ tợn nhưng thực tế các con khỉ đột ăn thực vật. Khỉ đột mỗi ngày 3 giờ tìm thức ăn, 4 giờ để ăn, thì giờ còn lại vui chơi hay ngủ, chúng chỉ ăn thảo mộc, măng, rễ, bẹ non, tráilá cây.

Những con khỉ đột ở vùng đồng bằng phía Đông có chế độ ăn uống đa dạng bao gồm trái cây, lá, thân và vỏ cây cũng như các côn trùng nhỏ như kiếnmối. Mặc dù họ thỉnh thoảng chúng có ăn kiến, nhưng côn trùng chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của chúng và không được coi là động vật ăn kiến mà chúng được coi là động vật ăn láăn trái cây. Như vậy, trái với hình dung của nhiều người, nhưng những con vật to lớn ấy chỉ chỉ đi săn các loại lá cây để ăn[2].

Những con khỉ đột đất thấp miền Đông dành hàng giờ để ăn cỏ cây, hoa trái mỗi ngày, một con khỉ đột đực có thể ăn hết 25 kg lá mỗi ngày, con khỉ lưng bạc khổng lồ chênh vênh trên một chạng ba cây đang ăn, những con khỉ đột ở trên núi ăn 20 kg thức ăn mỗi ngày để duy trì năng lượng cho cơ thể đồ sộ, kiểu ăn này chỉ có thể duy trì ở những khu rừng trù phú. Những con khỉ đột đất thấp miền Đông không ăn chuối, nhưng chúng có thể phá hủy cây chuối để ăn các chất dinh dưỡng có trong chuối. Những người nông dân đã xung đột với khỉ đột trong vùng rừng trồng của họ đã giết chết những con khỉ đột này nhằm đạt được hai mục đích là bảo vệ cây trồng của họ và sử dụng thịt khỉ đột để bán ở chợ như một món thịt rừng.

Công cụ

Mô hình khỉ đột cái đang bắt côn trùng, chúng được ghi nhận là biết sử dụng công cụ

Việc khỉ đột sử dụng công cụ kiếm ăn đã được ghi nhận, những con khỉ đột thường có động tác ngắn một cọng cỏ dài, liếm qua tẩm nước miếng làm cần câu rồi thọc vào những tổ kiến hay tổ mối, những con kiến bám trên cọng cỏ đó sẽ được chúng cho vào miệng, so với giới động vật thì đây là một việc làm thành thục. Người ta còn chứng kiến việc khỉ đột biết sử dụng các công cụ cơ bản để giúp việc đi lại trong rừng sâu.

Tại một khu rừng ở Congo, khỉ đột sử dụng gậy để thử độ sâu của nước và để băng qua các vùng đầm lầy, có hai trường hợp thấy chúng sử dụng công cụ. Đầu tiên, có một con cái đi qua hồ và nó dùng một cây gậy để thử độ sâu của nước, và dùng nó như gậy chống. Trường hợp thứ hai là một con khỉ đột cái dùng thân cây và dựa vào nó trong lúc vét thức ăn ở một đầm lầy. Sau đó con này đặt thân cây trên vùng đầm lầy và dùng nó như một cây cầu, chúng dùng công cụ không phải để lấy thức ăn, mà để giúp nương tựa[8].

Di truyền

Một con khỉ đột cái mang thai sẽ sinh một con khỉ đột sơ sinh sau một khoảng thời gian mang thai khoảng 8 tháng rưỡi. Chúng cho con trong khoảng ba năm. Những con khỉ đột non có thể bò vào khoảng chín tuần tuổi và có thể đi thẳng khoảng 35 tuần tuổi. Những con khỉ đột còn nhỏ thường ở chung với mẹ từ ba đến bốn năm và trưởng thành ở độ tuổi 8 và con cái thì 12 tuổi. Nghiên cứu di truyền học đã có bằng chứng về sự giao phối đồng huyết ở một số quần thể khỉ đột, rõ ràng là do các dị tật bẩm sinh.

Một nghiên cứu gần đây về gen bao gồm cả bốn phân loài khỉ đột này, nhằm xác định mức độ đa dạng và sự phân kỳ giữa các quần thể còn lại của những con khỉ đột này. Kết quả cho thấy rằng phân loài khỉ đột ở vùng đồng bằng phía Đông này thực ra là hai phân nhóm riêng biệt. Sự phân chia này có thể là do số lượng cá thể nhỏ lẻ lấy mẫu hoặc do các cấu trúc xã hội trong phân loài. Kết quả cho thấy trong phân loài khỉ đột ở vùng đồng bằng phía đông có sự khác biệt rất lớn, có thể làm giảm tiềm năng của phân loài để trải qua sự lựa chọn tự nhiên và thích ứng với môi trường của chúng.

Sự thiếu đa dạng này được cho là do số lượng những con sáng lập ra nhóm và mức độ di cư thấp dẫn đến mức độ cận huyết cao ở những nhóm nhỏ này. Các can thiệp bảo tồn cho khỉ đột ở vùng đồng bằng phía đông đã gợi ý thực hiện các chương trình nuôi nhốt gây giống hoặc chuyển vị giữa các phân nhóm ở vùng đồng bằng phía Đông, mục đích không để xảy ra tình trạng thiếu đa dạng di truyền đã được đề cập.

Có nghiên cứu cho thấy khoảng 15% bản đồ gien của con người giống với loài khỉ đột nhiều hơn, nhiều gien của con người tương tự với các phiên bản gien của khỉ đột, có một sự khác biệt được tìm thấy ngay trong những gen liên quan đến việc sản sinh tinh trùng, khỉ đột sống trong bầy đàn với một con đực và nhiều con cái, vì vậy không có nhiều cơ hội cho việc cạnh tranh tinh trùng, một số gien liên quan đến việc hình thành tinh trùng hoặc không hoạt động trong khỉ đột hoặc đã giảm trong số lượng bản sao.

Khỉ đột tồn tại trong một vài quần thể riêng biệt và có nguy cơ tuyệt chủng trong các khu rừng xích đạo của Trung Phi. Trong tất cả các loài, đặc biệt là ở người và khỉ đột có sự phát triển tăng tốc của các gen liên quan đến thính giác, cảm giác, nhận thức và phát triển não bộ, sự phân kỳ của loài khỉ Gorilla từ con người và tinh tinh đã xảy ra khoảng 10.000.000 năm trước đây, nhưng gần đây đã có sự chia rẽ dần dần của loài khỉ đột miền Đông và miền Tây, sự phân chia này như giữa tinh tinh và bonobo, hoặc giữa người hiện đại và người Neanderthal.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ đột đất thấp phía Đông http://baotgm.com/muc-tim-hieu/2086-m%C3%B9a-xu%C3... http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/... http://www.thiennhien.net/2017/02/08/10-cau-chuyen... http://www.grida.no/publications/rr/gorilla/ http://www.arkive.org/species/GES/mammals/Gorilla_... http://www.iucnredlist.org/details/39995/0 http://www.yog2009.org/index.php?view=article&cati... http://afamily.vn/in-bai-viet-Kham-pha-loai-vat-ng... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Nan-buon-la... http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/nhung-bi-mat-...